Tái chế bóng đèn led như thế nào

Rate this post

Bóng đèn LED có cần được tái chế không? Có, đèn led cần phải được tái chế, và đèn led có thể tái chế. Hãy cùng chiếu sáng Hàn Việt về vấn đề tài chế các sản phẩm chiếu sáng sử dụng công nghệ led hiện nay. 

Lợi ích của sử dụng đèn led 

Ngày nay, đèn chiếu sáng công nghệ led được sử dụng do mức tiêu thụ năng lượng thấp. Chúng được xem là giải pháp chiếu sáng tối ưu giúp bảo vệ môi trường hiệu quả. Ngoài ra, những bóng đèn này tạo ra ánh sáng hiệu quả hơn đến 90% so với bóng đèn sợi đốt kiểu cũ.

tai-che-bong-den-led

Đèn LED thậm chí còn hiệu quả hơn bóng đèn huỳnh quang compact (CFL), tiết kiệm năng lượng hơn tới 70% so với bóng đèn sợi đốt. Bởi vì đèn LED tương đối bền và tuổi thọ dài, bạn có thể sẽ sử dụng bóng đèn LED của mình trong một thời gian dài trước khi bạn cần phải lo lắng về việc tái chế.

Xem thêm: Tuổi thọ của đèn led 

Tại sao có thể tái chế đèn led

tai-che-bong-den-led

Thông thường trên bao bì của các bóng đèn led đều có biểu tượng thùng rác được gạch chéo. Điều này có nghĩa đây không thuộc loại rác thải sinh hoạt mà chúng hoàn toàn có thể được tái chế. 

Lí giải cho điều này là do đèn led được sản xuất tuân thủ theo tiêu chuẩn RoHs ( tiêu chuẩn hạn chế các chất độc hại. Cụ thể hơn, tiêu chuẩn này cấm sử dụng 6 chất gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng bao gồm chì, thủy ngân, cadmium,… Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sản phẩm không gây hại đến sức khỏe trong quá trình sử dụng và hoàn toàn có thể tái sử dụng đèn led. 

Linh kiện nào của đèn led có thể được tái chế 

tai-che-bong-den-led

Sở dĩ chúng được tái chế là do có chứa các linh kiện điện tử có giá trị, có thể tái sử dụng. Điển hình là điốt, chất bán dẫn và máy biến áp. Các linh kiện này đều có thể được tái chế như bất kì thiết bị điện tử tiêu chuẩn nào. 

Ngoài ra cấu tạo của đèn led bao gồm thủy tinh (88%) kim loại khác nhau (5%) và các vật liệu khác (7%). Một số kim loại chứa trong đó rất có giá trị để tái chế, chẳng hạn như indium, gallium và kim loại đất hiếm (REE; Các nguyên tố đất hiếm) .

Thủy tinh và kim loại được sử dụng trong bóng đèn LED có thể tái chế. Giống như bất kỳ sản phẩm thủy tinh hoặc kim loại nào, cách tốt nhất là tái sử dụng và tái chế các nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo này càng nhiều càng tốt để bảo tồn tài nguyên của Trái đất và giảm thiểu chất thải không cần thiết.

Theo GreenTech Solutions, 95% bóng đèn LED có thể được tái chế. Tuy nhiên, không phải mọi bộ phận đều được tái chế tại cùng 1 cơ sở. Và không phải cơ sở nào cũng được trang bị để xử lý bóng đèn.

Làm thế nào để tái chế bóng đèn LED?

Đầu tiên, nó được xử lý thông qua một máy để phá vỡ các thành phần. Những mảnh này sau đó được chạy qua các thiết bị phân tách tùy thuộc vào cơ sở tái chế . Một số sử dụng máy phân loại dòng điện xoay chiều. Trong khi những cơ sở khác sử dụng máy tách quang để tách thủy tinh, nhựa và kim loại. Trong một số trường hợp, nam châm được sử dụng để loại bỏ kim loại.

Các thành phần kim loại của bóng đèn LED là có giá trị nhất. Do đó có nhiều khả năng được tái chế thành một thứ khác. Cụ thể, đồng và nhôm là những thứ có thể tận dụng được nhất. 

Các bảng mạch được gửi đến một nhà máy luyện kim để thu hồi kim loại. Sau đó, sử dụng nhiệt hoặc chiết suất hóa học để loại bỏ các kim loại. Ví dụ như vàng, nhôm, đồng và niken.

Bột kim loại đất hiếm thường được sử dụng để phủ bên trong bóng đèn LED. Nó có chức năng thay đổi màu sắc. Tuy nhiên, lượng kim loại này còn tương đối ít. 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.